Đền Mặt trời Userkaf

Ngôi đền mặt trời của Userkaf, 1 = obelisk, 2 = obelisk pedestal, 3 = statue shrines, 4 = court open to the sun, 5 = altar, 6 = outbuilding, 7 = causeway, 8 = valley temple

Tầm quan trọng

Userkaf là vị[3][26] pharaoh đầu tiên xây dựng một ngôi đền dành riêng cho thần mặt trời Ra ở khu nghĩa trang Memphis phía bắc Abusir, trên một doi đất nằm ở rìa sa mạc[14] ngay phía nam vùng Abu Gurab ngày nay.[100] Ngôi đền duy nhất có thể có trước ngôi đền mặt trời của Userkaf là ngôi đền đi kèm với tượng Nhân sư lớn ở Giza, mà có thể đã được dành riêng cho thần Ra và do đó có thể phục vụ các mục đích tương tự.[101] Trong bất cứ trường hợp nào đi chăng nữa, những vị vua kế vị Userkaf trong suốt 80 năm sau đó đã tiếp nối việc làm này của ông:[76] các ngôi đền mặt trời đã được xây dựng bởi những vị pharaon tiếp theo của vương triều thứ Năm cho tới tận thời của Menkauhor Kaiu, với ngoại lệ[102] duy nhất có thể là Shepseskare, do triều đại của ông ta có thể quá ngắn để có thể xây dựng một ngôi đền.[103] Nguyên do cho việc lựa chọn Abusir làm địa điểm đặt ngôi đền mặt trời của Userkaf vẫn chưa được giải thích một cách thỏa đáng,[104] địa điểm này không có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nào vào thời điểm đó.[note 16][105] Sự lựa chọn của Userkaf có thể[note 17] đã ảnh hưởng tới các vị vua tiếp theo của vương triều thứ Năm, họ đã biến Abusir trở thành khu nghĩa trang hoàng gia cho tới tận triều đại của Menkauhor Kaiu.[109]

Đối với nhà Ai Cập học Hans Goedicke, quyết định của Userkaf về việc xây dựng một ngôi đền cho mặt trời lặn tách biệt khỏi khu phức hợp tang lễ của ông là một sự biểu hiện và đối phó với những căng thẳng về chính trị - xã hội, nếu không nói là rối loạn, vào giai đoạn cuối của vương triều thứ Tư.[72] Việc xây dựng ngôi đền mặt trời đã thừa nhận một sự phân biệt giữa thế giới bên kia của nhà vua và các vấn đề tôn giáo có liên quan đến mặt trời lặn, mà vốn đã rất gắn kết với nhau trong các quần thể kim tự tháp ở Giza và dưới thời các pharaon của vương triều thứ Tư.[110] Do đó, kim tự tháp Userkaf sẽ trở nên biệt lập ở Saqqara, thậm chí sẽ không bị bao quanh bởi một khu nghĩa trang rộng lớn hơn của những người cùng thời với ông, trong khi đó ngôi đền mặt trời sẽ phục vụ nhu cầu xã hội dành cho một giáo phái mặt trời, mà vốn được đại diện bởi nhà vua sẽ không còn là được hiện thân bởi riêng ông ta nữa.[110] Tương tự như vậy Malek coi việc xây dựng các ngôi đền mặt trời như là đánh dấu một sự thay đổi từ việc thờ cúng hoàng gia, mà vốn chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu vương triều thứ Tư, sang thành thờ cúng thần mặt trời Ra. Một kết quả của những thay đổi này đó là nhà vua giờ đây chủ yếu được tôn sùng như là người con trai của Ra.[54]

Tên gọi

Ngôi đền mặt trời của Userkaf được gọi là Nekhenre bởi người Ai Cập cổ đại, Nḫn Rˁ.w, nó có thể được dịch theo nhiều cách khác nhau như là "Pháo đài của Ra", "Thành trì của Ra", "Dinh thự của Ra",[3] "Nhà kho của Ra" và "Nơi sinh của Ra".[111]Theo Coppens, Janák, Lehner, Verner, Vymazalová, Wilkinson và Zemina, Nḫn ở đây có thể thực sự ám chỉ đến thị trấn Nekhen, mà còn được gọi là Hierakonpolis, thay vì chỉ có nghĩa là "pháo đài".[14][105][101][111] Hierakonpolis là một thành trì và trung tâm quyền lực của các vị vua thuộc giai đoạn cuối thời kỳ tiền vương triều, những người đã thống nhất Ai Cập. Họ đề xuất rằng Userkaf có thể chọn cái tên này nhằm nhấn mạnh sự chiến thắng và tính thống nhất của sự thờ cúng thần Ra[112][113] hoặc ít nhất là để thể hiện ý nghĩa mang tính biểu tượng nào đó liên quan đến vương quyền.[111] Nekhen còn là tên của một cơ quan chịu trách nhiệm cho việc cung cấp tài nguyên cho vị vua đang sống cũng như là cho sự thờ cúng tang lễ của ông ta sau khi ông ta qua đời.[113] Do đó, ý nghĩa thực sự của Nekhenre có thể gần với "Nekhen của Ra" hoặc "Hierakonpolis của Ra".[111]

Chức năng

Ngôi đền mặt trời của Userkaf đầu tiên xuất hiện với tư cách như là kim tự tháp XVII trong bản danh sách kim tự tháp tiên phong của Karl Richard Lepsius vào giai đoạn giữa thế kỷ thứ 19.[114][115] Bản chất thật sự của nó đã được Ludwig Borchardt thừa nhận vào đầu thế kỷ thứ 20 nhưng nó chỉ được khai quật hoàn toàn từ năm 1954 tới tận năm 1957 bởi một đội khảo cổ bao gồm Hanns Stock, Werner Kaiser, Peter Kaplony, Wolfgang Helck, và Herbert Ricke.[116][117] Theo biên niên sử hoàng gia, việc xây dựng ngôi đền này đã bắt đầu vào năm thứ năm dưới triều đại của Userkaf, và nhân dịp này ông đã ban tặng 24 lãnh địa hoàng gia dành cho việc duy trì ngôi đền.[118]

Ngôi đền mặt trời của Userkaf có diện tích 44 m × 83 m (144 ft × 272 ft)[117] và được định hướng theo hướng tây. Nó giữ vai trò chính là là một địa điểm thờ cúng dành cho sự thờ cúng tang lễ của thần Ra[119] và được cho là có liên quan đến sự thờ cúng tang lễ của hoàng gia.[2] Cả hai quần thể có cấu trúc khá là giống nhau,[120] vì chúng bao gồm một ngôi đền thung lũng nằm sát sông the Nile và một con đường đắp cao dẫn lên ngôi đền lớn nằm trên cao nguyên sa mạc. Tuy nhiên kiến trúc của chúng lại khác nhau. Ví dụ, ngôi đền tang lễ của quần thể ngôi đền mặt trời lại không được định hướng bởi bất cứ điểm chính nào mà thay vào đó chỉ hướng chừng[121] tới Heliopolis, và con đường đắp cao lại không nằm thẳng hàng với trục của ngôi đền lớn. Cuộn giấy cói Abusir Papyri, một tập hợp của các ghi chép hành chính từ giai đoạn sau của vương triều thứ Năm, chỉ ra rằng các hoạt động thờ cúng đã diễn ra tại ngôi đền mặt trời và ngôi đền tang lễ là có liên quan đến nhau; chẳng hạn như lễ vật dành cho cả hai việc thờ cúng đã được chuyển đi từ ngôi đền mặt trời.[113] Quả thực, các ngôi đền mặt trời được xây dựng trong thời kỳ này cho thần Ra đóng vai trò giống như vai trò của các kim tự tháp cho các vị vua. Chúng là các ngôi đền tang lễ dành cho vị thần mặt trời, tại đây ông ta được tái sinh và trẻ lại, mà vốn cần thiết để duy trì trật tự thế giới. Do đó các nghi lễ được thực hiện chủ yếu có liên quan đến vai trò là vị thần sáng tạo của Ra cũng như là vai trò của vị thần này như là người cha của đức vua. Trong suốt triều đại của mình, nhà vua sẽ bổ nhiệm các vị quan thân tín nhất của mình để điều hành ngôi đền, cho phép họ được hưởng lợi từ thu nhập của ngôi đền và do đó bảo đảm lòng trung thành của họ. Sau khi pharaoh qua đời, nguồn thu nhập của ngôi đền sẽ được hợp nhất với quần thể kim tự tháp và chu cấp cho sự thờ cúng của hoàng gia.[122]

Công việc xây dựng Nekhenre đã không dừng lại khi Userkaf qua đời mà còn tiếp tục ít nhất qua bốn giai đoạn xây dựng, giai đoạn đầu tiên đã được thực hiện dưới thời Sahure,[123] và tiếp đó dưới thời của những người kế vị của ông ta là Neferirkare Kakai và Nyuserre Ini.[101][124] Vào thời điểm kết thúc triều đại của Userkaf, ngôi đền mặt trời vẫn chưa chứa cây cột tháp (obelisk) lớn bằng đá granite nằm trên một đế cột mà sau này sẽ có mặt. Thay vào đó ngôi đền chính của nó bao gồm một bức tường bao quanh hình chữ nhật cùng với một trụ cao đặt trên một ụ đất nằm ở trung tâm của nó, có thể như là một chỗ đậu dành cho chim ưng của thần mặt trời.[101] Nằm về phía đông của ụ đất này là một bệ thờ bằng gạch bùn cùng với các tượng miếu thờ nằm ở cả hai bên của nó.[125] Theo biên niên sử hoàng gia, từ năm trị vì thứ 6 trở đi, Userkaf đã ra lệnh rằng hai con bò và hai con ngỗng sẽ được hiến tế hàng ngày tại Nekhenre.[88][101] Những con vật này dường như đã được giết mổ ở xung quanh hoặc trong ngôi đền chính, con đường đắp cao đủ rộng để có thể dẫn những con bò còn sống tới nó.[121]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Userkaf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/ http://ediss.sub.uni-hamburg.de/volltexte/2004/210... http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/v... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/mariette18... http://dlib.nyu.edu/awdl/sites/dl-pa.home.nyu.edu.... http://www.ifao.egnet.net/bifao/012/09/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/Bifao095_art_03.pd... http://www.archaeogate.org/egittologia/article/657...